Thời gian qua, giá vàng trong nước và quốc tế liên tục tăng, vàng trong nước vượt xa mốc 60 triệu đồng/lượng và đang “vênh” với thế giới có lúc gần 12 triệu đồng – mức chênh lệch cao kỷ lục không chỉ ở trong nước mà trên thế giới cũng không nơi nào cao đến thế.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán lại liên tục thăng hoa với VN-Index lập kỷ lục 1.500 điểm cùng dòng tiền chảy vào mạnh mẽ. Câu hỏi không ít người quan tâm lúc này là nên hành động thế nào trong tháng cuối cùng của năm 2021? TS. Nguyễn Hoàng Nam, Trưởng khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường Đại học Đại Nam, đã có một số chia sẻ về góc nhìn đầu tư.
PV: Theo ông giá vàng thời gian qua biến động mạnh và lên cao kỷ lục là do đâu?
TS. Nguyễn Hoàng Nam: Giá vàng miếng của Việt Nam hình thành trên cơ chế chấp nhận giá của thế giới. Như vậy nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: giá vàng thế giới, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, cung cầu thị trường và tâm lý của nhà đầu tư.
Tỷ giá và lãi suất luôn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát rất tốt thời gian qua nên không có nhiều tác động đến giá vàng nội địa. Trong khi đó, vào thời điểm cuối năm như thế này, hai yếu tố lạm phát và tâm lý của nhà đầu tư có nhiều biến động, đẩy nhu cầu vàng lên cao trong ngắn hạn.
Về cung cầu của thị trường vàng, các cá nhân và doanh nghiệp mua vàng để làm đồ trang sức phục vụ nhu cầu cuối năm tăng lên, trong khi ở phía bán, do đứt gãy chuỗi cung ứng nên vàng nhập khẩu theo đường hàng không là không nhiều. Hiện nay lượng cung vàng đến từ dự trữ và găm hàng của cá nhân và doanh nghiệp trước đây thôi, thị trường cứ lòng vòng như thế.
Thời gian qua yếu tố tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư xuất hiện vì e ngại lạm phát, và tôi cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy giá vàng trong nước lên cao.
Nếu giá vàng tiếp tục tăng cao sẽ gây ra rất nhiều tác động đến nền kinh tế. Thị trường vàng vốn rất nhạy cảm nên khi nó bị đánh giá quá thấp hay quá cao đều có thể dẫn đến hiệu ứng bóp méo thị trường. Nếu tiếp cận nền kinh tế từ giác độ bình ổn các biến số kinh tế vĩ mô thì chúng ta sợ nhất hiệu ứng này. Để giải quyết vấn đề này, NHNN đang kiểm soát thị trường qua công cụ hạn ngạch nhập khẩu (theo năm, theo chuyến).
Lạm phát được nhắc tới rất nhiều, cá nhân ông dự báo thế nào và lạm phát sẽ tác động ra sao tới thị trường tài chính thời gian tới?
Lạm phát trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do ba nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, số liệu do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, chỉ có 02/11 nhóm hàng giá giảm, đó là dịch vụ ăn uống (do dịch bệnh) và giáo dục (do chính sách), 09 nhóm còn lại đều tăng, chứng tỏ lạm phát lõi đã tăng, mà lạm phát lõi tăng thì ảnh hưởng tới mức sống của tất cả với các mức độ khác nhau.

Tin Khác
Thị phần tín dụng của VietinBank, BIDV, Vietcombank mất 2,74% trong 2 năm qua, rơi phần lớn vào tay Techcombank, MB, VPBank và ACB
Trong báo cáo phân tích ngân hàng VietinBank mới đây, chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn số liệu thống kê...
OCB nói gì về việc khách hàng “tố” mất gần 6 tỷ đồng tại ngân hàng?
Chiều nay (15/7), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có thông tin chính thức với báo chí về vụ...
Lợi nhuận năm 2022 của Vietcombank có thể đạt hơn 36.000 tỷ đồng?
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo phân tích về ngân hàng Vietcombank (VCB) năm 2022. Nhóm...
Tốc độ giải ngân tăng mạnh, 61.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần
Theo Bản tin thị trường tiền tệ trái phiếu tuần từ 6/12/2021 - 10/12/2021, Bộ phận phân tích của Chứng...
Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách
Tỷ trọng "phí" trong tổng chi phí của doanh nghiệp Nhu cầu giao dịch online tăng một phần do yêu...
Nghỉ đến 9 ngày, các dịch vụ ngân hàng nào còn hoạt động trong dịp Tết này?
Theo khảo sát của phóng viên, các ngân hàng đều sẽ dừng giao dịch tại quầy trong thời gian nghỉ...