Xu hướng phát triển siêu ứng dụng

Một trong những xu hướng tất yếu của chuyển đổi số ngân hàng chính là sự gia tăng hợp tác và kết nối nhiều dịch vụ số khác nhau để phục vụ khách hàng. Các ngân hàng đang tiếp tục mở rộng hệ sinh thái số và hướng tới phát triển siêu ứng dụng tài chính – nền tảng tích hợp nhiều ứng dụng hoặc dịch vụ đơn lẻ trong một ứng dụng duy nhất (all-in-one-app).

Trên thực tế, siêu ứng dụng không còn là một khái niệm xa lạ với người dùng di động trong vài năm trở lại đây. Theo khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện, hơn nửa số người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng siêu ứng dụng trên thiết bị di động. Điều đó cho thấy mô hình siêu ứng dụng đang ngày càng thu hút và thay đổi thói quen của người dùng, đồng thời giúp các doanh nghiệp chiếm lợi thế trong cuộc đua giành thị trường.

Một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay đang tập trung khai thác thị trường thanh toán di động trên nền tảng ngân hàng số, tích hợp nhiều tiện ích đa dạng trong một ứng dụng từ những dịch vụ tài chính cơ bản đến thanh toán hoá đơn, mua sắm, giải trí…

Hệ sinh thái siêu ứng dụng tài chính không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà còn giúp các ngân hàng đạt được tỷ lệ “chạm” tối thiểu, tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn trên nền tảng ngân hàng số, đồng thời dễ dàng tiếp cận các phân khúc khách hàng khác nhau trong cùng một sản phẩm, tiết kiệm chi phí cũng như đẩy nhanh sự gia tăng của các dịch vụ sáng tạo mới.

“Cuộc chơi” mới trong nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sự cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị trường đã thúc đẩy ngành ngân hàng tăng tốc chuyển đổi số và xây dựng hệ sinh thái tiện ích tài chính toàn diện, gia tăng trải nghiệm số của khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, MBBank, VPBank…cũng thể hiện rõ định hướng phát triển mô hình siêu ứng dụng tài chính trong tương lai.

Theo ông Vũ Thành Trung – Thành viên Ban điều hành, Giám đốc khối Ngân hàng số MBBank, thách thức của các ngân hàng khi phát triển siêu ứng dụng từ mobile banking chính là nguồn lực và tốc độ. Ngân hàng phải tập trung đầu tư công nghệ, con người và xây dựng quy trình phát triển sản phẩm – dịch vụ mới linh hoạt và nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước đây để đảm bảo hệ sinh thái liên tục được mở rộng và đón đầu những xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ông Trung cũng cho biết để làm được việc này trong những năm qua, MBBank đã chi hơn 50 triệu đô mỗi năm để đầu tư cho hạ tầng công nghệ độc lập; đồng thời áp dụng “quy trình ngược” rút ngắn tối đa thời gian phát triển các dịch vụ mới để hoàn thiện hệ sinh thái số.

Thực tế cho thấy, hai ứng dụng nổi bật của MBBank là App MBBank và Biz MBBank được khách hàng đánh giá cao trên thị trường. Trong đó App MBBank là ứng dụng ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân đã vươn lên bứt phá khi tiên phong ra mắt hàng loạt tính năng như tạo tài khoản số đẹp theo sở thích, tạo mã thanh toán VietQR riêng… và thanh toán vô vàn dịch vụ trong mọi lĩnh vực. Khách hàng cũng có thể mua hoặc thanh toán phí bảo hiểm, chuyển tiền đến tài khoản chứng khoán, tài chính tiêu dùng… ngay trên App. Không chỉ triển khai các dịch vụ tài chính ngân hàng online, ứng dụng này còn tích hợp nhiều tính năng phi tài chính khác như xem thời tiết, chơi game trúng thưởng, Horoscope, theo dõi sức khỏe… phục vụ 360 độ nhu cầu của khách hàng. Nhờ phát triển hệ sinh thái tiện ích toàn diện, App MBB đã vượt qua các ứng dụng quốc tế hàng đầu thế giới để dẫn đầu về lượt tải trên App Store Việt Nam vào năm 2020 và giúp MBBank nhận giải thưởng quốc tế “Ngân hàng có giải pháp thu hút khách hàng mới hiệu quả” của tổ chức uy tín The Asian Banker vào đầu năm 2021.

Tương lai của Ngân hàng số: Từ ngân hàng đến Siêu ứng dụng - Ảnh 1.

Previous post Nhà thầu chưa chủ động dẫn đến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết chậm tiến độ
Next post Thủy điện sông Ba Hạ (SBH) chi gần 250 tỷ đồng trả cổ tức