Tại Thị trường vàng bạc London, giá vàng giao ngay tuần qua đã giảm 2,4%, xuống 1.780,86 USD/ounce, mặc dù đã hồi phục nhẹ (+0,3%) ở phiên cuối tuần; trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 chốt tuần ở 1.777,4 USD/ounce (+0,1% so với phiên liền trước).
Tại Ấn Độ, các đại lý đang bán vàng với giá +7 USD/ounce so với giá chính thức trong nước. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong vòng 8 tháng và tăng mạnh so với + 5 USD/ounce của tuần trước (đã bao gồm 12,5% thuế nhập khẩu và 3% thuế bán hàng).
Giá vàng tại Ấn Độ liên tiếp giảm gần đây theo giá vàng phương Tây. Ngày 19/2, giá vàng kỳ hạn tương lai tham chiếu ở Ấn Độ giảm xuống 45.861 rupee/10 gam, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Ở một số địa phương nước này, giá còn thấp hơn nữa. Theo đó, giá bán lẻ vàng ở Mumbai là 45.310 Rs/10 gram đối với loại 22 karats, trong khi giá vàng ở Tamil Nadu và Bengaluru là 43.000 Rs/10 gram đối với loại 22 karats.
Navneet Damani, Phó Giám đốc Nghiên cứu của Motilal Oswal cho biết: “Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng và kế thúc một tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 11”.
Chanda Venkatesh, giám đốc điều hành của CapsGold, một doanh nghiệp vàng có trụ sở tại thành phố Hyderabad, cho biết: “Doanh số bán vàng đang tăng mạnh. Mọi người đổ xô mua tiền xu, vàng miếng và đồ trang sức do giá giảm”. Nguồn cung (ở Ấn Độ) đang hạn chế, trong khi nhu cầu từ các thợ kim hoàn rất cao bởi họ cần tích trữ nguyên liệu cho mùa lễ hội và lễ cưới.
Nhu cầu vàng ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ vàng miếng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng sau Tết Nguyên Đán. Tại thị trường này, giá bán vàng tuần này cao hơn 5 – 8 USD/ounce so với giá tham chiếu quốc tế, không thay đổi so với tuần trước. Trong khi đó, tại Singapore, giá vàng cao hơn 1 – 2 USD/ounce so với giá tham chiếu quốc tế, còn tại Hongkong thì dao động từ – 4 USD/ounce đến + 1,5 USD/ounce.
Các đại lý vàng ở Nhật Bản đang bán vàng với giá cao hơn từ 0,5 đến 1 USD/ounce so với giá quốc tế, không thay đổi so với tuần trước, trong bối cảnh nhu cầu vàng vật chất cũng mạnh vì giá vàng giảm gần đây.
Trong nước, giá vàng tuần qua cũng “nhảy múa” theo xu hướng giảm dù sắp đến ngày Thần tài.
Đầu giờ sáng 20/2 tức mùng 9 tháng Giêng, giá mua bán vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết quanh 55,6 – 56,5 triệu đồng một lượng, giảm 100.000 đồng chiều mua vào nhưng tăng 200.000 đồng chiều bán ra so với cuối ngày 19/2. Giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC niêm yết ở 55,75 – 56,4 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, chênh lệch giá mua – bán vàng trong nước đang biến động rất mạnh. Chiều 19/2, mức chênh lệch khoảng 450.000 đồng/lượng, đầu giờ sáng 20/2 vọt lên 900.000 – 1 triệu đồng/lượng, trước khi giảm nhẹ về khoảng 550.000 – 700.000 đồng/lượng gần trưa 20/2.
Ngày 10 Tết (21/2) là ngày Vía Thần tài, song nhu cầu mua vàng của người dân đã tăng dần từ mùng 6 Tết. Nguyên nhân có thể do giá vàng gần đây giảm nhiều.
Tin Khác
Đầu tư thế nào trong tháng 12: Phập phồng với giá vàng, đầu tư chứng khoán cần có thêm phễu lọc chặt chẽ
Thời gian qua, giá vàng trong nước và quốc tế liên tục tăng, vàng trong nước vượt xa mốc 60...
Thị phần tín dụng của VietinBank, BIDV, Vietcombank mất 2,74% trong 2 năm qua, rơi phần lớn vào tay Techcombank, MB, VPBank và ACB
Trong báo cáo phân tích ngân hàng VietinBank mới đây, chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn số liệu thống kê...
OCB nói gì về việc khách hàng “tố” mất gần 6 tỷ đồng tại ngân hàng?
Chiều nay (15/7), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có thông tin chính thức với báo chí về vụ...
Lợi nhuận năm 2022 của Vietcombank có thể đạt hơn 36.000 tỷ đồng?
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo phân tích về ngân hàng Vietcombank (VCB) năm 2022. Nhóm...
Tốc độ giải ngân tăng mạnh, 61.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần
Theo Bản tin thị trường tiền tệ trái phiếu tuần từ 6/12/2021 - 10/12/2021, Bộ phận phân tích của Chứng...
Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách
Tỷ trọng "phí" trong tổng chi phí của doanh nghiệp Nhu cầu giao dịch online tăng một phần do yêu...