Đánh giá về lạm phát trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, dù thị trường hàng hóa đã tăng cao trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn quá sớm để lo ngại khả năng “siêu chu kỳ hàng hoá”.

LẠM PHÁT KHÔNG CÓ TÍNH BỀN LÂU

Theo nhóm nghiên cứu tại VCBS, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xu hướng tăng giá hàng hoá sẽ chiếm thế chủ đạo trong năm nay. Nhưng song song với nó là chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn được duy trì ít nhất cho tới năm 2022 do các ngân hàng trung ương chưa có bất kỳ một động thái nào cho việc thay đổi chính sách tiền tệ bắt nguồn từ lo ngại lạm phát.

Cụ thể, CPI tại Mỹ trong tháng 4/2021 tăng 4,2% so với cùng kỳ. Lạm phát khu vực Euro tăng 1,3% trong tháng 3/2021 từ mức 0,9% của tháng liền trước. Nguyên nhân của lạm phát tăng nhanh là do sự tăng giá phi mã của một số mặt hàng đầu vào phục vụ cho nguyên liệu sản xuất.

Nhìn nhận vấn đề này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đều cho rằng các yếu tố gây lạm phát trong giai đoạn này không có tính chất bền lâu, chỉ mang tính chất đặc thù và riêng biệt.

Do đó, chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn là thông điệp xuyên suốt. FED tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất, ECB cũng không thay đổi lãi suất.

Còn tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước, VCBS dự báo lạm phát tháng 5 có thể giảm 0,1% so với tháng 4, tương ứng tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước do sức tiêu dùng phần nào bị tác động bởi làn sóng dịch mới nhất xâm nhập vào Việt Nam.

Theo công ty chứng khoán này, áp lực lạm phát hiện nay không nhiều, chủ yếu đến từ giá dầu và giá nguyên vật liệu xây dựng.

Quá sớm để lo “siêu chu kỳ hàng hoá”, lãi suất cho vay còn dư địa giảm - Ảnh 1.

Previous post Từ một cô công nhân làm việc 10 tiếng mỗi ngày đến người phụ nữ được CEO Apple tán thưởng, nữ doanh nhân thừa nhận: Biết ơn vì được sinh ra trong cái nghèo
Next post Gỗ An Cường (ACG) báo lãi 451 tỷ đồng, giảm 8% so với năm trước, thị giá cổ phiếu vẫn duy trì trên 100.000 đồng