Giá bán giảm sâu, dịch bệnh phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động chăn nuôi heo ổn định trong nửa đầu năm với đàn lợn tăng 11,6% và sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, qua tháng 7 và 8, dịch tả lợn châu Phi và viêm da nổi cục trên vật nuôi diễn biến phức tạp khiến tốc độ gia tăng đàn lợn giảm. Cụ thể, tháng 7, tốc độ tăng đàn lợn chỉ còn 6,2% và tháng 8 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong các tháng đầu năm đều đạt trên 2 chữ số.

Không chỉ vậy, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc Khối phân tích, Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor), giá ngô (chiếm 40-50% tỷ trọng trong thức ăn chăn nuôi) trên thế giới tăng khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng. Giá ngô trên thị trường thế giới thời điểm cao nhất vào tháng 3 và 4/2021 là 290 USD/tấn so với mức giá tháng 7-2020 là 130 USD/tấn. Giá ngô tháng 7/2021 ở mức 220 USD/tấn. Cùng với đó, giá đậu tương tăng 20-30% và lúa mì-nguyên liệu trong thức ăn chăn nuôi trên thế giới cũng tăng do sản lượng ở một số quốc gia xuất khẩu chính bị giảm. Cùng với đó, giá cước vận chuyển bằng đường biển trên thế giới thời gian qua cũng tăng liên tục.

Trước diễn biến này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã chỉ đạo rà soát, tổng hợp hiện trạng quản lý, sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cả nước để đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định phát triển sản xuất.

Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp nuôi heo giảm lãi mạnh quý III - Ảnh 1.

Previous post Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 7 doanh nghiệp
Next post Chính thức giảm 50% lệ phí cấp phép trong lĩnh vực ngân hàng