Tuần trước, ông Lý Hiển Dương, 62 tuổi, đã tuyên bố tham gia Đảng Tiến bộ Singapore trong nỗ lực thách thức quyền lực của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền mà anh trai ông đang là lãnh đạo. Kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965, đảng Hành động Nhân dân chưa bao giờ thất cử.

Sau nhiều năm nhà lập quốc Lý Quang Diệu nắm quyền, con trai ông là Lý Hiển Long tiếp tục được bầu vào cương vị Chủ tịch đảng Hành động Nhân dân và trở thành Thủ tướng tiếp theo của đảo quốc sư tử. Tuy nhiên, những xung đột trong gia đình họ Lý phát sinh sau khi ông Lý Quang Diệu qua đời năm 2015.

Trong một tuyên bố trên Facebook hôm 29/6, ông Lý Hiển Dương nhấn mạnh: “Chúng ta phải bỏ phiếu cho sự thay đổi. Chúng ta phải tạo ra một cơ quan lập pháp mới nhằm tăng cường tố chất lãnh đạo ở Singapore. Chúng ta cần bỏ phiếu cho tương lai của mình và tương lai của con em chúng ta chứ không phải cho những vinh quang trong quá khứ của đảng Nhân dân Hành động”.

Singapore là quốc gia không cho phép tiến hành các cuộc thăm dò dư luận trước và trong bầu cử. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán PAP sẽ dễ dàng giành chiến thắng. Tuy nhiên, bất cứ sự thu hẹp biên độ nào của các đảng đối lập cũng có thể phản ánh sự xói mòn niềm tin vào thế hệ lãnh đạo mới của PAP, đặc biệt là về cách họ xử lý đại dịch Covid-19.

Ông Lý Hiển Long, người bước sang tuổi 70 năm 2022, đã báo hiệu ý định nhường chức thủ tướng cho thế hệ sau. Người được kỳ vọng kế nhiệm ông Lý là Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat. Trong khi ông Lý Hiển Long chủ yếu tránh các vụ bê bối của chính phủ kể từ khi nhậm chức năm 2004 nhưng mâu thuẫn gia đình kéo ông vào những câu chuyện Drama.

Hôm 29/6, ông Lý Hiển Long nói rằng cuộc bầu cử ở Singapore không phải là tranh chấp của gia đình ông hay bất cứ gia đình nào. Nó là về tương lai của Singapore trong một thời điểm được mô tả là quan trọng với quốc đảo nhỏ bé nhưng giàu có này.

Tuy nhiên, dư luận Singapore lại đang quan tâm tới những vấn đề của gia đình họ Lý mà thực chất là sự nổi lên của gia đình ông Lý Hiển Dương. Một trong những tranh chấp là về di chúc của ông Lý Quang Diệu, đặc biệt là ngôi nhà nổi tiếng của ông trên đường Oxley Road.

Vợ của ông Lý Hiển Dương đang vướng vào một cuộc chiến pháp lý với cáo buộc làm sai di chúc. Con trai ông Lý Hiển Dương, một giáo sư trợ giảng về kinh tế tại Đại học Harvard, đối mặt với những cáo buộc của tòa về tội phí báng tư pháp trên Facebook cá nhân.

Ngoài ra, cuộc bầu cử năm nay sẽ là lần đầu tiên Đảng Tiến bộ Singapore tham gia tranh cử sau khi được thành lập hồi năm ngoái bởi các cựu thành viên bất mãn của PAP. Trong thời gian gần đây, đảng này nhận được nhiều sự ủng hộ trong cái mà lãnh đạo của đảng mô tả là “hiệu ứng Lý Hiển Dương”.

“Mọi người cần phải hiểu rõ rằng ông Lý Hiển Dương bước vào hành trình chính trị đặc biệt này vì những tranh chấp của gia đình hay điều gì đó tương tự. Không có gì liên quan đến gia đình ở đây. Ông Lý gia nhập đảng của chúng tôi vì ông ấy tin vào những gì chúng tôi hướng tới”, Tan Cheng Bock, lãnh đạo đảng Tiến bộ Singapore, cho biết.

Previous post Tỷ phú Richard Branson đi vào lịch sử khi trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu của chính mình
Next post ACV: Lợi nhuận sau kiểm toán giảm 12% xuống 1.203 tỷ đồng, đang có hơn 33.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng