Chiến lược phát huy sức mạnh nội tại

Với chiến lược đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế, kinh tế xã hội của Bạc Liêu trong những năm gần đây tăng trưởng ấn tượng: năm 2020 Bạc Liêu đứng vị trí thứ 2 khu vực ĐBSCL về tăng trưởng GRDP; 6 tháng đầu năm 2021 vươn lên đứng thứ nhất khu vực ĐBSCL với tăng trưởng GRDP đạt 7,17%. Trong đó, khu vực nông nghiệp tăng 6,24%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,91% và dịch vụ tăng 6,59%.

Giai đoạn 2021 – 2025, Bạc Liêu đặt ra nhiều mục tiêu: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 10% – 11%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 110 – 120 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân tăng 15% – 17%/năm trở lên…

Đặt tiền đề cho những mục tiêu trên phải kể đến sự đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn.

Tỉnh Bạc Liêu có Quốc lộ 1A đi qua, bên cạnh đó là tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, ngoài ra tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp cũng đã hoàn thành nâng cấp mở rộng và sắp tới đây là cao tốc Cần Thơ – Bạc Liêu (thuộc tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau) nằm trong lộ trình triển khai 2021 – 2025. Đặc biệt là cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu nối cửa khẩu Xà Xía qua Campuchia đã được quy hoạch triển khai giai đoạn 2021-2025, góp phần mở rộng giao thương giữa Bạc Liêu với các tỉnh miền Tây và khu vực biên giới.

Bên cạnh đó là kế hoạch đầu tư các tuyến đường nội tỉnh như: 979 từ huyện Phước Long đến huyện Hồng Dân kết nối với Kiên Giang, đường Xuyên Á; nâng cấp tuyến QL1 qua thị xã Giá Rai; dự án tuyến đường tránh thị xã Giá Rai đoạn giáp ranh huyện Hòa Bình đến cầu Sư Son – khu vực hiện hữu 22 nhà máy chế biến thủy sản đóng góp 8% xuất khẩu của toàn tỉnh.

Bạc Liêu bất ngờ nổi lên là thị trường bất động sản giàu tiềm năng - Ảnh 1.

Previous post Ông Hun Sen phát lệnh nóng, Phnom Penh phong tỏa trong đêm: Đoàn xe ùn ùn đòi vào thành phố
Next post Chủ tịch Hải An (HAH) Vũ Ngọc Sơn: Giá cước vận tải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, doanh nghiệp cảng biển có đủ cơ sở tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tốt