Ji Xinhua như đang “đi trên mây”. 2 tháng trước sinh nhật lần thứ 41, công ty UCloud Information Technology của ông đã vượt qua được rào cản vốn là điều khó khăn đối với hàng chục doanh nghiệp lớn của Trung Quốc và trước đó đã đi nửa vòng trái đất đến New York để gọi vốn.

UCloud – cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên đám mây, đã trở thành công ty đầu tiên có cấu trúc sở hữu cổ phần 2 tầng được chấp thuận niêm yết trên sàn STAR của Trung Quốc. Cổ phiếu của UCloud được chào bán ở mức 33,23 CNY (4,73 USD), tăng hơn gấp đôi trong phiên giao dịch đầu tiên tại Thượng Hải và vọt lên mức kỷ lục là 115 CNY vào ngày giao dịch thứ 16.

Theo đó, Ji – đang nắm giữ 50,8 triệu cổ phiếu của công ty, tương đương 12% cổ phần, chính thức trở thành triệu phú. Ông nằm trong số 130 người được Nasdaq của Trung Quốc thúc đẩy đà tăng trưởng tài sản trong suốt 12 tháng hoạt động. Chia sẻ với SCMP, Ji cho hay: “Chúng tôi có thể đã mở ra một lối đi cho các công ty công nghệ triển vọng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn trong nước. Nhiều người bạn của tôi nói rằng ở thời điểm đó họ sẽ tìm cách IPO ở nước ngoài nếu chúng tôi không vượt qua được bước xét duyệt.”

Trước đó, hàng tá start-up lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Baidu và Alibaba đã tìm đến New York để niêm yết. Còn giờ đây, khi quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xấu và các chính trị gia Mỹ có kế hoạch hủy niêm yết một loạt công ty Trung Quốc, thì ngày càng nhiều công ty đại lục lựa chọn việc gọi vốn ở quê nhà.

Xu hướng này, cùng với việc các công ty Trung Quốc trị giá hàng tỷ USD rút khỏi Nasdaq và NYSE, đã khiến một số quan chức tài chính của Mỹ lo ngại. Theo Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung, có tới 156 công ty Trung Quốc trị giá 1,2 nghìn tỷ USD đã niêm yết trên sàn Nasdaq, NYSE và NYSE vốn hóa nhỏ tính đến ngày 25/2/2019.

Các công ty Trung Quốc chủ yếu tìm đến hai “địa điểm”: Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông vốn đã chiếm vị trí quan trọng trong những đợt IPO trên toàn cầu trong 7 năm qua và sàn STAR tại Thượng Hải – được thành lập chỉ 18 tháng trước để khuyến khích các công ty công nghệ lớn niêm yết “tại nhà”.

Wei Shanwei – phó tổng giám đốc Huajing Securities, nhận định: “Sàn STAR chắc chắn là sàn giao dịch tiên phong trong kế hoạch cải cách thị trường của Trung Quốc. Chúng tôi đã tư vấn cho các công ty thuộc nền kinh tế mới trong nhiều năm nay, và những đổi mới trên STAR là chưa từng có trong quá khứ.”

Tại sao đứa con tinh thần trị giá hàng nghìn tỷ USD của Chủ tịch Tập Cận Bình lại trở thành động lực tăng trưởng tiếp theo cho Trung Quốc?  - Ảnh 1.

Previous post Vợ chồng “song kiếm hợp bích” thiết kế nhà 3 mặt kính: Kỳ công tinh xảo trong từng chi tiết, ai nhìn cũng ngỡ “penthouse bản Hàn”
Next post Người Nhật không chỉ sống thọ mà trí nhớ của họ cũng siêu tốt dù đã trăm tuổi, bí quyết hóa ra rất đơn giản