Hội nhập toàn cầu bằng những cơ hội mang tên EVFTA, CPTPP

Có thể nói sự chủ động của Việt Nam trong việc kết nối, hợp tác và tham gia các Hiệp định thương mại, hợp tác kinh tế đã tạo nên những cơ hội mở cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước mở rộng thị trường và tìm kiếm các đối tác mới đầy tiềm năng, ngay tại các quốc gia khó tính bậc nhất tại châu Mỹ và châu Âu.

Đối với những ngành đặc thù như ngành công nghiệp săm lốp, chiếm 8.3% tổng giá trị kinh tế của ngành sản xuất toàn cầu, để “lấn chân” vào những thị trường khó tính nhất, doanh nghiệp không chỉ cần “thời cơ” từ các hiệp định hợp tác, nơi những rào cản về thuế, giấy tờ hay logistic thuận lợi hơn, mỗi doanh nghiệp còn cần trang bị kỹ càng với sản phẩm – công nghệ. Bởi suy cho cùng, điều duy nhất để doanh nghiệp tồn tại hay mở rộng thị trường chính là những sản phẩm chất lượng và uy tín.

Với việc tăng cường thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU qua hiệp định EVFTA, hay hiệp định CPTPP đã đưa ngành săm lốp Việt, ngành Hóa Chất Việt Nam nói chung và doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) nói riêng vào một bối cảnh áp lực hơn. Làm thế nào để cơ hội và tiềm lực doanh nghiệp song hành và hỗ trợ lẫn nhau và tạo nên hiệu quả rõ rệt nhất. DRC vẫn đang cho thấy những bước đi vững chắc, những định hướng rõ ràng đối với thị trường EU tiềm năng bằng công tác chuẩn bị đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Hội nhập toàn cầu bằng đòn bẩy từ nội lực thương hiệu – phát triển sản phẩm

Thực tế cho thấy rằng, doanh nghiệp quốc gia không thể “nắm lấy” chắc chắn các cơ hội hợp tác trong giai đoạn mở cửa thị trường nếu không có các chiến lược sản phẩm phù hợp, trong đó các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công nghệ và môi trường là những ưu tiên hàng đầu.

Sản phẩm hay cơ hội - lựa chọn gì để chinh phục thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Previous post Viconship (VSC): Quý 3 lãi 149 tỷ đồng tăng 73% so với cùng kỳ
Next post ABBank được bồi thường 74 tỷ đồng trong vụ án tham ô chiếm đoạt tài sản