Mặc dù hoạt động kinh doanh chính không đến nỗi tệ, năm 2020, CTCP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn đem về 350 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận gộp 49 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty thủy sản này đã phải chịu lỗ nặng 206 tỷ đồng, nguyên nhân đến từ chi phí tài chính cũng ghi nhận ở mức 206 tỷ đồng.

Khoảng 46 tỷ đồng chi phí tài chính là do lãi vay, hơn 160 tỷ đồng là lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại gốc và lãi khoản vay bằng vàng từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (trước kia là Ngân hàng TMCP Phương Nam).

Tính đến thời điểm kết thúc năm, lỗ lũy kế của Thủy hải sản Sài Gòn ở mức âm 939 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu công ty âm 849 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả là 1.016 tỷ đồng.

Hãng kiểm toán AASC đưa ý kiến ngoại trừ việc các khoản nợ ngắn hạn của Thủy hải sản Sài Gòn lớn hơn tài sản ngắn hạn 924 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng đang có các khoản nợ đến hạn chưa thanh toán như các khoản vay trị giá 428 tỷ đồng, các khoản phải trả ngắn hạn khác trị giá 565 tỷ đồng.

AASC cho rằng đây là các dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Phần lớn nợ vay ngắn hạn của Thủy hải sản Sài Gòn đến từ Sacombank, 428 tỷ đồng. Trong đó, gần 76 tỷ đồng tăng thêm trong năm 2020 do đánh giá lại khoản nợ vay vàng SJC.

Đây đều là các khoản vay phát sinh từ năm 2009, khi đó đảm bảo bằng toàn bộ tài sản của công ty, gồm khoản vay 5.833 lượng vàng SJC.

Một công ty lỗ âm vốn chủ 849 tỷ đồng nợ Sacombank hơn 950 tỷ đồng - Ảnh 1.

Previous post Coaching Center – GM Holdings hợp tác với các trường Đại học lớn tại TPHCM
Next post Inoha City – lựa chọn phải có trong danh mục đầu tư 2022