Ngày 5/7, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ( HoSE ) đã chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới do Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT xây dựng.

Hệ thống giao dịch mới với năng lực xử lý tối đa tới 5 triệu lệnh cũng đồng thời chấm dứt giai đoạn nghẽn lệnh đã kéo dài hơn nửa năm trước đó, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng nhà đầu tư.

Trong Talk show Nguy Cơ tối 19/8, bên cạnh những chia sẻ về hành trình xây dựng hệ thống mới để giải quyết chuỗi ngày nghẽn lệnh của HoSE , ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT IS còn nêu một số nhận định về tương lai của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong cơn bão dịch bệnh COVID-19.

Nhắc lại thời điểm quý 4/2020, ông Dũng Triều cho biết tình trạng nghẽn giao dịch xảy vì số lượng nhà đầu tư chứng khoán tăng đột biến, phát sinh tình trạng hệ thống không giao dịch được. Bài toán này phát sinh từ việc hệ thống phần mềm giao dịch của HoSE vẫn đang sử dụng hệ thống “già cỗi” của Thái Lan (được tài trợ từ năm 2000) với tổng số lệnh giao dịch trong một ngày ước tính chỉ khoảng 900.000.

“Với số lượng giao dịch quá ít trên, hai vấn đề rất lớn đã liên tục xảy ra”, ông Triều nói.

Vấn đề đầu tiên là tình trạng nghẽn cục bộ. Lấy ví dụ, nếu một số doanh nghiệp lớn như SSI hay VNDirect gặp tình trạng lệnh giao dịch tăng đột biến, các doanh nghiệp này sẽ chạm tới ngưỡng giới hạn lệnh, hệ thống tự động dừng lại và không giao dịch được nữa, từ đó không có kết quả được trả về.

Vấn đề thứ hai là nếu tổng giao dịch trên thị trường của tất cả các công ty chứng khoán đạt đến 90% trong số 900.000 lệnh thì hệ thống sẽ xảy ra tình trạng “ùn tắc”, dù không sập nhưng lệnh giao dịch sẽ chậm đi và không trả kết quả ra.

Cả hai vấn đề này đều dẫn đến mẫu số chung là các nhà đầu tư không thể gửi lệnh giao dịch. Thêm vào đó, sàn giao dịch không đọc được kết quả trả về dẫn đến hiện tượng “điểm mù” thông tin, các nhà đầu tư không biết nên mua hay nên bán, gây ra tâm lý lo lắng hỗn loạn trên thị trường.

Chủ tịch FPT IS nhìn lại “Điệp vụ 100 ngày giải cứu HoSE” - Ảnh 1.

Previous post IDV: Trình kế hoạch lợi nhuận 2022 tăng 16% lên 180 tỷ đồng, chào bán tăng vốn với giá 15.000 đồng/cp
Next post TPBank hỗ trợ giảm lãi vay cho khách hàng hiện hữu